Phật pháp ứng dụng tụng kinh

Bác nông dân rất thiết tha 
Đi mời tu sỹ về nhà tụng kinh 
Cầu cho vợ được siêu sinh
Vợ yêu khuất núi, gia đình nhớ nhung. 
Khi tu sỹ tụng kinh xong

Bác bèn ướm hỏi với lòng hoài nghi: 
"Phước do lời tụng kinh kia
Vợ tôi chẳng biết hưởng gì được chăng?

Mỉm cười tu sỹ nói rằng:
"Tụng kinh lợi ích sẽ mang tốt lành 
Lợi cho bác gái đã đành
Còn cho tất cả chúng sinh hữu tình!" 

Bác nông dân chợt lặng thinh
Rồi lo ngại hỏi: 
"Tụng kinh phước nhiều 
Vợ tôi hưởng được bao nhiêu
Theo như thầy nói những điều mới đây 
Chúng sinh chung hưởng phước này 
Sẽ giành sẽ giật hết ngay phước rồi 
Vợ tôi yếu đuối, thua người
Hưởng chi công đức của lời cầu kinh, 
Thầy ơi! Thầy có thương tình
Xin thầy chỉ tụng cho mình bà thôi!" 

Ôn tồn tu sỹ trả lời:
"Người con Phật phải sống đời từ bi 
Lòng tham, tự ngã dẹp đi
Quyết tâm hồi hướng phân chia phước lành, 
Tụng kinh công đức tạo thành
Hiến dâng cùng khắp chúng sinh muôn loài!".

*
Bác nông dân ngẫm nghĩ hoài 
Sau khi nghe kỹ được bài giảng trên

Cuối cùng bác khẽ thốt lên: 
"Lời thầy vừa dạy quả nhiên tốt lành
Nhưng xin thầy hãy nể tình 
Trừ ra một kẻ gian manh, xấu tồi
Đó là hàng xóm của tôi
Bất lương, hung bạo, lắm lời xưa nay, 
Xin thầy loại hắn ra ngay
Đừng chia phước báu khi thầy tụng kinh 
Đừng cho hắn hưởng an bình
Loại ra khỏi đám chúng sinh của thầy!"

Xem thêm:

Tụng Kinh

Phật pháp ứng dụng tụng kinh

Bác nông dân rất thiết tha 
Đi mời tu sỹ về nhà tụng kinh 
Cầu cho vợ được siêu sinh
Vợ yêu khuất núi, gia đình nhớ nhung. 
Khi tu sỹ tụng kinh xong

Bác bèn ướm hỏi với lòng hoài nghi: 
"Phước do lời tụng kinh kia
Vợ tôi chẳng biết hưởng gì được chăng?

Mỉm cười tu sỹ nói rằng:
"Tụng kinh lợi ích sẽ mang tốt lành 
Lợi cho bác gái đã đành
Còn cho tất cả chúng sinh hữu tình!" 

Bác nông dân chợt lặng thinh
Rồi lo ngại hỏi: 
"Tụng kinh phước nhiều 
Vợ tôi hưởng được bao nhiêu
Theo như thầy nói những điều mới đây 
Chúng sinh chung hưởng phước này 
Sẽ giành sẽ giật hết ngay phước rồi 
Vợ tôi yếu đuối, thua người
Hưởng chi công đức của lời cầu kinh, 
Thầy ơi! Thầy có thương tình
Xin thầy chỉ tụng cho mình bà thôi!" 

Ôn tồn tu sỹ trả lời:
"Người con Phật phải sống đời từ bi 
Lòng tham, tự ngã dẹp đi
Quyết tâm hồi hướng phân chia phước lành, 
Tụng kinh công đức tạo thành
Hiến dâng cùng khắp chúng sinh muôn loài!".

*
Bác nông dân ngẫm nghĩ hoài 
Sau khi nghe kỹ được bài giảng trên

Cuối cùng bác khẽ thốt lên: 
"Lời thầy vừa dạy quả nhiên tốt lành
Nhưng xin thầy hãy nể tình 
Trừ ra một kẻ gian manh, xấu tồi
Đó là hàng xóm của tôi
Bất lương, hung bạo, lắm lời xưa nay, 
Xin thầy loại hắn ra ngay
Đừng chia phước báu khi thầy tụng kinh 
Đừng cho hắn hưởng an bình
Loại ra khỏi đám chúng sinh của thầy!"

Xem thêm:
Đọc thêm..
Chân lý chỉ có một, làm gì có tới bốn? Mà không có bốn thì “một” cũng không cần nói, cho nên danh từ thích hợp nhất để chỉ Phật pháp là Pháp “không hai.” Vậy mà thông thường, ta vẫn quen gọi “tứ diệu đế” là “bốn chân lý vi diệu” với chân lý thứ nhất là KHỔ, chân lý thứ hai là TẬP, v.v… 

Có lẽ danh từ Anh ngữ “The Fourfold Truth” ít gây hiểu lầm hơn; có nghĩa là chân lý có bốn tầng lớp, bốn yếu tố, bốn giai đoạn thể nghiệm hay bốn gì gì đó cũng được tùy ý, miễn không phải là bốn chân lý. Nói rõ hơn, tứ diệu đế có nghĩa là bốn giai đoạïn để đi đến cái chân lý vi diệu cứu cánh, tức niết bàn. 


Phật pháp ứng dụng Nhất Đế

Đây là một phương pháp đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã khám phá để thể nghiệm chân lý tối hậu, Niết bàn, sự dập tắt hoàn toàn cái KHỔ. Phương pháp này có thể so sánh với phương pháp y học gồm bốn giai đoạn mà mục tiêu tối hậu là tình trạng vô bệnh, hết hẳn bệnh tật, lành mạnh hoàn toàn. Bốn giai đoạn ấy là:

Chẩn đoán bệnh trạng qua những triệu
chứng
Tìm nguyên nhân của bệnh
Cách chữa trị
Sự phục hồi hoàn toàn sức khỏe, sự hết bệnh.

Trong y học, sự chẩn bệnh cho đúng là điều quan trọng bậc nhất. Định đúng bệnh trạng là đã đi quá nửa con đường chữa trị, do đó sự chẩn bệnh đứng hàng đầu. Cũng thế, muốn diệt khổ, đạt tới Niết bàn (tức DIỆT, đứng hàng thứ 3 trong Tứ diệu đế) thì cốt nhất phải biết rõ cái KHỔ, như muốn hết bệnh thì trước tiên phải biết bệnh đó là bệnh gì. KHỔ như vậy tương ứng với giai đoạn một trong y học. Tập, nguyên nhân của khổ là giai đoạn hai. 

Đạo, con đường đưa đến diệt khổ là giai đoạn ba. Diệt (hay Niết bàn), sự hết khổ, là giai đoạn cuối cùng, mục đích tối hậu, vì mục đích này mà có ra ba giai đoạn trước, hệt như trong y học, sở dĩ phải tìm căn bệnh (1), nguyên nhân (2), cách chữa trị (3), là vì muốn phục hồi sức khỏe cho con bệnh, đạt đến tình trạng hoàn toàn không bệnh.

Như vậy trong “bốn diệu đế” có một sự nhất quán triệt để, cả bốn giai đoạn tương quan mật thiết không thể tách rời. Sự tách rời ra làm “bốn chân lý” đưa đến những sai lầm trọng đại trong việc lý giải (hiểu) và hành trì (làm) Phật pháp. Trong kinh Thắng Man, đức Phật nói rõ chỉ một đế chân thật duy nhất là Diệt đế (thứ ba trong bốn diệu đế), ba đế kia đều là giả lập, vì Diệt đế mà có ra. So sánh với y học như trên thì thấy rất rõ.

Những ngộ nhận vì tách rời “bốn chân lý” rất tai hại không thể nói xiết, trở thành bóp méo xuyên tạc Pháp Phật. Thông thường nhất là sự lên án: “Phật pháp bi quan yếm thế vì cho đời là khổ. Thì đấy: Chân lý thứ nhất là Khổ.” Những người lên án như vậy sẽ nghĩ sao khi đọc kinh Thắng Man về Nhất đế, theo đó chỉ có “chân lý thứ 3,” tức Niết bàn (an vui tuyệt đối) là thật, là cứu cánh?

Nhưng đó chỉ là ngộ nhận của người ngoại cuộc, không đáng nói làm chi. Đến như Phật tử, có người nghe nói đến Tập là nguyên nhân của khổ, vội dừng lại ở đây và kết luận: “À, thì ra mọi cái khổ mình chịu đều do tập quán từ đời trước, do cái “nghiệp” mình đã gây ra, thì chỉ còn nước rán chịu.” Vì nghĩ như vậy mà mọi sự đều đổ thừa cho nghiệp, không muốn làm gì để chuyển đổi. 

Đó là tai hại gây nên bởi sự hiểu bốn diệu đế một cách phiến diện rời rạc, trong trường hợp này người ta chỉ chú trọng đến Tập, tách rời nó ra khỏi giáo lý nhất quán của Thế Tôn, trong đó Tập được nêu lên là cốt chỉ cho ta thấy có con đường đoạn diệt Tập, nghĩa là đoạn diệt cái nhân của khổ để chấm dứt khổ.

Khi hiểu được Tập và muốn đoạn diệt nó, có người bước sang giai đoạn tu đạo (Đạo đế) nhưng lại mắc kẹt ở đây vì chấp vào Đạo đế. Khi tu hành, có người chấp vào giới luật, cho đó là cứu cánh, không còn gì hơn. Đó là trường hợp những người tu nhờ giữ gìn giới luật nên được tôn trọng cúng dường, rồi nhân đấy lấy làm tự mãn, nên không tiến lên được. 

Có khi người ấy vượt qua được sự tự mãn về giới, siêng tu thiền định, nhờ giới mà đắc định, do đắc định nên khởi tâm tự mãn: người này bị kẹt ở định, quên mất cứu cánh của mình là để thoát khổ chứ không phải để đắc định hay có thần thông. Lại có người vượt qua được sự tự mãn về định, nhờ không tự mãn nên tu thiền định được rốt ráo, rồi nhờ thiền định mà phát sinh trí tuệ: ở giai đoạn này họ cũng vẫn có thể bị kẹt không tiến đến giải thoát, khi khởi tâm cho rằng ta đây có trí, hơn người, ta biết, kẻ khác không biết. Do đó, người ấy cũng không đạt được Niết bàn. 

Như vậy, giới không phải là Niết bàn, vì nếu giới là Niết bàn tức là Niết bàn có thủ trước (chấp vào giới). Tâm thanh tịnh, đạo tri kiến, v.v... cũng thế, đều không phải Niết bàn, mà chỉ là những giai đoạn đến Niết bàn. Nói tóm, giới, định và cả tuệ nữa đều là những giai đoạn, là những phương tiện để đi đến cùng đích là Niết bàn. Cho nên không thể đắm trước bất cứ giai đoạn nào, dù là tuệ. Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng dạy: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn.” Tự dưng khởi lên cái thấy biết cho rằng ta hay, ta giỏi, ta biết, đó là cội gốc vô minh.

Trên đây đều là những tệ hại phát sinh do không quán triệt lý Nhất đế trong Tứ đế, do căn bệnh trầm kha của con người là ưa chia năm chẻ bảy những gì mà họ tưởng có thể chẻ, chia, nắm bắt.

Xin lặp lại, đức Phật chỉ dạy một chân lý duy nhất là Diệt đế, sự diệt khổ, chứng Niết bàn, thành Phật, như trong Kinh Pháp Hoa Ngài đã dạy: “Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ra đời, đó là chỉ cho chúng sinh tri kiến Phật để ngộ nhập.” “Tri kiến Phật” đó là thấy rõ chỉ có một cái duy nhất chân thật là Niết bàn, ngoài ra đều là giả dối hư huyễn. Chứng diệt đế, Niết bàn có nghĩa là thấy rõ Khổ (phần thứ nhất của Tứ diệu đế). 

Thấy rõ đây là thấy rõ nó không thật,chỉ hiện hữu một cách huyễn hóa, giai đoạn. Vì khổ không thật có nên mới có thể đoạn trừ dễ dàng, nếu khổ là thật thì đoạn cũng uổng công vô ích mà thôi. khổ không thật có, nhưng ta vẫn thấy rõ ràng có khổ là vì sao? Tìm nguyên nhân, ta được biết cái sai lầm căn để là do ở lối nhìn của ta về thân tâm vũ trụ, một lối nhìn lệch lạc bệnh hoạn đã thành tập quán nhiều đời kiếp. 

Vậy chỉ cần sửa cái nhìn lại cho đúng, cũng như hư không vốn không có hoa đốm mà người tự thấy ra có hoa đốm là vì mắt bị bệnh. Tập đế (phần thứ hai trong Tứ diệu đế) — nguyên nhân của khổ — là nói về lối nhìn sai lạc ấy, căn để là thấy thật có cái tôi (do đó có sân), sở hữu của tôi (do đó có tham), thấy có một tự ngã tiếp tục (do đó có si, chấp chặt cái ngã không nỡ rời). 

Muốn đoạn trừ lối nhìn sai lạc ấy cần chữa cái bệnh của con mắt, theo một phương pháp của Phật dạy là Bát chánh đạo, đó là phần thứ tư trong Tứ diệu đế. Vì lối nhìn quan trọng như thế nên đứng đầu Bát chánh đạo là chánh kiến:thấy cho đúng như thật. Thấy đúng như thật thì Niết bàn chân thật được hiển lộ, Khổ, Tập tự tiêu tan, như khi mắt đã được chữa lành lặn bình thường thì bệnh mắt (Tập) hết, mắt hết bệnh thì không còn thấy hoa đốm lăng xăng (khổ) giữa hư không.

Nhưng, Niết bàn, Diệt đế không phải là kết quả của một cái gì, không phải là một mục đích nằm cuối một con đường tu đạo cam go đầy gian khổ, mặc dù thông thường ta đều có ảo tưởng như vậy, và sự trình bày Tứ diệu đế cũng cho ta cái cảm tưởng như vậy. Niết bàn vẫn ở ngay trước mắt ta, sở dĩ ta không thấy là vì mắt ta bệnh. Khi mắt ta hết bệnh thì tự nhiên thấy được hình sắc và hư không. Nhưng không thể nói hư không hình sắc ấy là mục đích, là kết quảcủa cái nhìn, vì tự bao giờ cũng như bây giờ chúng vẫn ở đấy, không vì mắt ta bệnh mà hình sắc biến mất, mắt khỏi bệnh mà hình sắc hiện lên.

Cái thấy có biến, có hiện ấy hoàn toàn là cái thấy chủ quan bệnh hoạn của con mắt, không dính gì tới hư không và hình sắc. Cũng như Niết bàn vẫn luôn luôn tại đây: dù ta có biết khổ, đoạn Tập, tu Đạo thì Niết bàn vẫn ở đó, mà ta không biết Khổ, không đoạn Tập, không tu đạo thì Niết bàn cũng vẫn ở đó không hề xê dịch biến hiện, không vì không tu mà nó bẩn đi hay vì có tu mà nó sạch thêm, như lời thâm thúy sau đây của Nam Nhạc Thiền sư, được Lục Tổ ấn chứng cho là đã ngộ nhập: “Tu chứng tức bất vô, nhiễm ô tức bất đắc.” 

Tu chứng thì vẫn phải tu chứng, nhưng nhiễm ô vốn không có thật. (Điều này tối kỵ để lọt lỗ tai một kẻ ngu, cho nên các thiền sư thường chọn cách truyền đạt bằng gậy gộc và tiếng quát hơn là ngôn ngữ dễ gây ngộ nhận.)

Diệt đế, Niết bàn, nói tóm lại là chân lý duy nhất Phật muốn truyền đạt cho ta chứng nhập, nhưng khốn nỗi, không có danh từ nào để mô tả Niết bàn, nên thường thường Phật ưa dùng những từ ngữ phủ định để ám chỉ, khiến người nghe dễ hiểu lầm Niết bàn là cái gì tiêu cực, thụ động, phi thực: diệt, vô vi, vô tác, vô thủ trước v.v... 

Chúng ta ưa thắc mắc về Niết bàn, muốn biết “nó ra làm sao” trước khi khởi công tu tập, muốn biết thành Phật thì sẽ “như thế nào,” nhưng đức Thế Tôn hoàn toàn im lặng về điểm ấy. Thiên kinh vạn quyển ghi lại 49 năm thuyết pháp của Ngài đều chỉ đề cập đến vô số pháp môn nghĩa là những cái “cửa” để đi vào Pháp, vào Niết bàn, mà không Kinh nào, lời dạy nào mô tả Niết bàn là thế nào cả, bởi vì như Kinh Thắng Man dạy: “Niết bàn siêu việt mọi tư duy mô tả.” Cái đáng nói nhất, cái ta ưa nghe nhất thì khổ thay, Phật lại không thể nói cho ta được, có lẽ vì vậy mà đức Thế Tôn dạy “Trong 49 năm thuyết pháp, ta không nói lời nào.” 

Vì những gì Ngài dạy chỉ là những cái thuộc “vòng ngoài,” những phương tiện, những con đường, những pháp môn giúp ta nương theo để tự tu tự chứng. Theo đúng những đường lối của Phật đã chỉ, ta sẽ chứng được Niết bàn và khi ấy sẽ biết được “nó ra làm sao,” như ai uống nước ngọt thì chỉ riêng kẻ ấy biết mùi vị, một người chưa uống thì dù có nghe nói nước ngọt thế này hay thế nọ cũng không sao biết được, huống chi đối với Niết bàn là cái vượt ngoài tư duy mô tả?

Xem thêm:

Nhất Đế

Chân lý chỉ có một, làm gì có tới bốn? Mà không có bốn thì “một” cũng không cần nói, cho nên danh từ thích hợp nhất để chỉ Phật pháp là Pháp “không hai.” Vậy mà thông thường, ta vẫn quen gọi “tứ diệu đế” là “bốn chân lý vi diệu” với chân lý thứ nhất là KHỔ, chân lý thứ hai là TẬP, v.v… 

Có lẽ danh từ Anh ngữ “The Fourfold Truth” ít gây hiểu lầm hơn; có nghĩa là chân lý có bốn tầng lớp, bốn yếu tố, bốn giai đoạn thể nghiệm hay bốn gì gì đó cũng được tùy ý, miễn không phải là bốn chân lý. Nói rõ hơn, tứ diệu đế có nghĩa là bốn giai đoạïn để đi đến cái chân lý vi diệu cứu cánh, tức niết bàn. 


Phật pháp ứng dụng Nhất Đế

Đây là một phương pháp đức Phật Thích Ca Mâu Ni của chúng ta đã khám phá để thể nghiệm chân lý tối hậu, Niết bàn, sự dập tắt hoàn toàn cái KHỔ. Phương pháp này có thể so sánh với phương pháp y học gồm bốn giai đoạn mà mục tiêu tối hậu là tình trạng vô bệnh, hết hẳn bệnh tật, lành mạnh hoàn toàn. Bốn giai đoạn ấy là:

Chẩn đoán bệnh trạng qua những triệu
chứng
Tìm nguyên nhân của bệnh
Cách chữa trị
Sự phục hồi hoàn toàn sức khỏe, sự hết bệnh.

Trong y học, sự chẩn bệnh cho đúng là điều quan trọng bậc nhất. Định đúng bệnh trạng là đã đi quá nửa con đường chữa trị, do đó sự chẩn bệnh đứng hàng đầu. Cũng thế, muốn diệt khổ, đạt tới Niết bàn (tức DIỆT, đứng hàng thứ 3 trong Tứ diệu đế) thì cốt nhất phải biết rõ cái KHỔ, như muốn hết bệnh thì trước tiên phải biết bệnh đó là bệnh gì. KHỔ như vậy tương ứng với giai đoạn một trong y học. Tập, nguyên nhân của khổ là giai đoạn hai. 

Đạo, con đường đưa đến diệt khổ là giai đoạn ba. Diệt (hay Niết bàn), sự hết khổ, là giai đoạn cuối cùng, mục đích tối hậu, vì mục đích này mà có ra ba giai đoạn trước, hệt như trong y học, sở dĩ phải tìm căn bệnh (1), nguyên nhân (2), cách chữa trị (3), là vì muốn phục hồi sức khỏe cho con bệnh, đạt đến tình trạng hoàn toàn không bệnh.

Như vậy trong “bốn diệu đế” có một sự nhất quán triệt để, cả bốn giai đoạn tương quan mật thiết không thể tách rời. Sự tách rời ra làm “bốn chân lý” đưa đến những sai lầm trọng đại trong việc lý giải (hiểu) và hành trì (làm) Phật pháp. Trong kinh Thắng Man, đức Phật nói rõ chỉ một đế chân thật duy nhất là Diệt đế (thứ ba trong bốn diệu đế), ba đế kia đều là giả lập, vì Diệt đế mà có ra. So sánh với y học như trên thì thấy rất rõ.

Những ngộ nhận vì tách rời “bốn chân lý” rất tai hại không thể nói xiết, trở thành bóp méo xuyên tạc Pháp Phật. Thông thường nhất là sự lên án: “Phật pháp bi quan yếm thế vì cho đời là khổ. Thì đấy: Chân lý thứ nhất là Khổ.” Những người lên án như vậy sẽ nghĩ sao khi đọc kinh Thắng Man về Nhất đế, theo đó chỉ có “chân lý thứ 3,” tức Niết bàn (an vui tuyệt đối) là thật, là cứu cánh?

Nhưng đó chỉ là ngộ nhận của người ngoại cuộc, không đáng nói làm chi. Đến như Phật tử, có người nghe nói đến Tập là nguyên nhân của khổ, vội dừng lại ở đây và kết luận: “À, thì ra mọi cái khổ mình chịu đều do tập quán từ đời trước, do cái “nghiệp” mình đã gây ra, thì chỉ còn nước rán chịu.” Vì nghĩ như vậy mà mọi sự đều đổ thừa cho nghiệp, không muốn làm gì để chuyển đổi. 

Đó là tai hại gây nên bởi sự hiểu bốn diệu đế một cách phiến diện rời rạc, trong trường hợp này người ta chỉ chú trọng đến Tập, tách rời nó ra khỏi giáo lý nhất quán của Thế Tôn, trong đó Tập được nêu lên là cốt chỉ cho ta thấy có con đường đoạn diệt Tập, nghĩa là đoạn diệt cái nhân của khổ để chấm dứt khổ.

Khi hiểu được Tập và muốn đoạn diệt nó, có người bước sang giai đoạn tu đạo (Đạo đế) nhưng lại mắc kẹt ở đây vì chấp vào Đạo đế. Khi tu hành, có người chấp vào giới luật, cho đó là cứu cánh, không còn gì hơn. Đó là trường hợp những người tu nhờ giữ gìn giới luật nên được tôn trọng cúng dường, rồi nhân đấy lấy làm tự mãn, nên không tiến lên được. 

Có khi người ấy vượt qua được sự tự mãn về giới, siêng tu thiền định, nhờ giới mà đắc định, do đắc định nên khởi tâm tự mãn: người này bị kẹt ở định, quên mất cứu cánh của mình là để thoát khổ chứ không phải để đắc định hay có thần thông. Lại có người vượt qua được sự tự mãn về định, nhờ không tự mãn nên tu thiền định được rốt ráo, rồi nhờ thiền định mà phát sinh trí tuệ: ở giai đoạn này họ cũng vẫn có thể bị kẹt không tiến đến giải thoát, khi khởi tâm cho rằng ta đây có trí, hơn người, ta biết, kẻ khác không biết. Do đó, người ấy cũng không đạt được Niết bàn. 

Như vậy, giới không phải là Niết bàn, vì nếu giới là Niết bàn tức là Niết bàn có thủ trước (chấp vào giới). Tâm thanh tịnh, đạo tri kiến, v.v... cũng thế, đều không phải Niết bàn, mà chỉ là những giai đoạn đến Niết bàn. Nói tóm, giới, định và cả tuệ nữa đều là những giai đoạn, là những phương tiện để đi đến cùng đích là Niết bàn. Cho nên không thể đắm trước bất cứ giai đoạn nào, dù là tuệ. Kinh Thủ Lăng Nghiêm cũng dạy: “Tri kiến lập tri tức vô minh bổn.” Tự dưng khởi lên cái thấy biết cho rằng ta hay, ta giỏi, ta biết, đó là cội gốc vô minh.

Trên đây đều là những tệ hại phát sinh do không quán triệt lý Nhất đế trong Tứ đế, do căn bệnh trầm kha của con người là ưa chia năm chẻ bảy những gì mà họ tưởng có thể chẻ, chia, nắm bắt.

Xin lặp lại, đức Phật chỉ dạy một chân lý duy nhất là Diệt đế, sự diệt khổ, chứng Niết bàn, thành Phật, như trong Kinh Pháp Hoa Ngài đã dạy: “Ta chỉ vì một đại sự nhân duyên mà xuất hiện ra đời, đó là chỉ cho chúng sinh tri kiến Phật để ngộ nhập.” “Tri kiến Phật” đó là thấy rõ chỉ có một cái duy nhất chân thật là Niết bàn, ngoài ra đều là giả dối hư huyễn. Chứng diệt đế, Niết bàn có nghĩa là thấy rõ Khổ (phần thứ nhất của Tứ diệu đế). 

Thấy rõ đây là thấy rõ nó không thật,chỉ hiện hữu một cách huyễn hóa, giai đoạn. Vì khổ không thật có nên mới có thể đoạn trừ dễ dàng, nếu khổ là thật thì đoạn cũng uổng công vô ích mà thôi. khổ không thật có, nhưng ta vẫn thấy rõ ràng có khổ là vì sao? Tìm nguyên nhân, ta được biết cái sai lầm căn để là do ở lối nhìn của ta về thân tâm vũ trụ, một lối nhìn lệch lạc bệnh hoạn đã thành tập quán nhiều đời kiếp. 

Vậy chỉ cần sửa cái nhìn lại cho đúng, cũng như hư không vốn không có hoa đốm mà người tự thấy ra có hoa đốm là vì mắt bị bệnh. Tập đế (phần thứ hai trong Tứ diệu đế) — nguyên nhân của khổ — là nói về lối nhìn sai lạc ấy, căn để là thấy thật có cái tôi (do đó có sân), sở hữu của tôi (do đó có tham), thấy có một tự ngã tiếp tục (do đó có si, chấp chặt cái ngã không nỡ rời). 

Muốn đoạn trừ lối nhìn sai lạc ấy cần chữa cái bệnh của con mắt, theo một phương pháp của Phật dạy là Bát chánh đạo, đó là phần thứ tư trong Tứ diệu đế. Vì lối nhìn quan trọng như thế nên đứng đầu Bát chánh đạo là chánh kiến:thấy cho đúng như thật. Thấy đúng như thật thì Niết bàn chân thật được hiển lộ, Khổ, Tập tự tiêu tan, như khi mắt đã được chữa lành lặn bình thường thì bệnh mắt (Tập) hết, mắt hết bệnh thì không còn thấy hoa đốm lăng xăng (khổ) giữa hư không.

Nhưng, Niết bàn, Diệt đế không phải là kết quả của một cái gì, không phải là một mục đích nằm cuối một con đường tu đạo cam go đầy gian khổ, mặc dù thông thường ta đều có ảo tưởng như vậy, và sự trình bày Tứ diệu đế cũng cho ta cái cảm tưởng như vậy. Niết bàn vẫn ở ngay trước mắt ta, sở dĩ ta không thấy là vì mắt ta bệnh. Khi mắt ta hết bệnh thì tự nhiên thấy được hình sắc và hư không. Nhưng không thể nói hư không hình sắc ấy là mục đích, là kết quảcủa cái nhìn, vì tự bao giờ cũng như bây giờ chúng vẫn ở đấy, không vì mắt ta bệnh mà hình sắc biến mất, mắt khỏi bệnh mà hình sắc hiện lên.

Cái thấy có biến, có hiện ấy hoàn toàn là cái thấy chủ quan bệnh hoạn của con mắt, không dính gì tới hư không và hình sắc. Cũng như Niết bàn vẫn luôn luôn tại đây: dù ta có biết khổ, đoạn Tập, tu Đạo thì Niết bàn vẫn ở đó, mà ta không biết Khổ, không đoạn Tập, không tu đạo thì Niết bàn cũng vẫn ở đó không hề xê dịch biến hiện, không vì không tu mà nó bẩn đi hay vì có tu mà nó sạch thêm, như lời thâm thúy sau đây của Nam Nhạc Thiền sư, được Lục Tổ ấn chứng cho là đã ngộ nhập: “Tu chứng tức bất vô, nhiễm ô tức bất đắc.” 

Tu chứng thì vẫn phải tu chứng, nhưng nhiễm ô vốn không có thật. (Điều này tối kỵ để lọt lỗ tai một kẻ ngu, cho nên các thiền sư thường chọn cách truyền đạt bằng gậy gộc và tiếng quát hơn là ngôn ngữ dễ gây ngộ nhận.)

Diệt đế, Niết bàn, nói tóm lại là chân lý duy nhất Phật muốn truyền đạt cho ta chứng nhập, nhưng khốn nỗi, không có danh từ nào để mô tả Niết bàn, nên thường thường Phật ưa dùng những từ ngữ phủ định để ám chỉ, khiến người nghe dễ hiểu lầm Niết bàn là cái gì tiêu cực, thụ động, phi thực: diệt, vô vi, vô tác, vô thủ trước v.v... 

Chúng ta ưa thắc mắc về Niết bàn, muốn biết “nó ra làm sao” trước khi khởi công tu tập, muốn biết thành Phật thì sẽ “như thế nào,” nhưng đức Thế Tôn hoàn toàn im lặng về điểm ấy. Thiên kinh vạn quyển ghi lại 49 năm thuyết pháp của Ngài đều chỉ đề cập đến vô số pháp môn nghĩa là những cái “cửa” để đi vào Pháp, vào Niết bàn, mà không Kinh nào, lời dạy nào mô tả Niết bàn là thế nào cả, bởi vì như Kinh Thắng Man dạy: “Niết bàn siêu việt mọi tư duy mô tả.” Cái đáng nói nhất, cái ta ưa nghe nhất thì khổ thay, Phật lại không thể nói cho ta được, có lẽ vì vậy mà đức Thế Tôn dạy “Trong 49 năm thuyết pháp, ta không nói lời nào.” 

Vì những gì Ngài dạy chỉ là những cái thuộc “vòng ngoài,” những phương tiện, những con đường, những pháp môn giúp ta nương theo để tự tu tự chứng. Theo đúng những đường lối của Phật đã chỉ, ta sẽ chứng được Niết bàn và khi ấy sẽ biết được “nó ra làm sao,” như ai uống nước ngọt thì chỉ riêng kẻ ấy biết mùi vị, một người chưa uống thì dù có nghe nói nước ngọt thế này hay thế nọ cũng không sao biết được, huống chi đối với Niết bàn là cái vượt ngoài tư duy mô tả?

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng năm uẩn

I. Con người là gì?

Để trả lời câu hỏi này có rất nhiều cách, tùy theo cách nhìn của người trả lời:

1. Con người là do ngũ uẩn hợp lại

2. Con người là tập hợp của lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

3. Con người là tập hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa)

4. Con người chính là do 12 nhân duyên.

5. Con người là tập hợp của các bộ máy: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh hệ
v.v…

6. Bài học của chúng ta hôm nay nhằm trả lời câu hỏi trên theo cách thứ nhất.

II. Ngũ uẩn là gì?

Ngũ= năm; uẩn= nhóm, kết hợp.

Ngũ uẩn là năm nhóm kết hợp với nhau tạo thành cái mà ta gọi là con người. Đó là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.

1. Sắc uẩn: đó chính là hình hài vật chất, là cơ thể (body). Sắc uẩn do 4 đại họp thành (đất= chất cứng như thịt, xương, răng, tóc v.v...; nước: chất lỏng như mồ hôi, nước mắt, nước bọt v.v...; gió: hơi thở vào, ra; lửa: hơi nóng, nhiệt độ của cơ thể).

2. Thọ uẩn: những cảm giác về thân và tâm, như đau, nhức, êm ái, ngứa, vui, buồn, v.v... Có 3 loại thọ uẩn: lạc thọ (cảm giác vui sướng); khổ thọ (cảm giác đau khổ); xả thọ (cảm giác không vui sướng, không khổ đau).

3. Tưởng uẩn: khả năng ghi nhận, nhớ lại những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác v.v... do thân và tâm đem lại. Ví dụ: nghe ---> nhớ ---> vui (giận, buồn).

4. Hành uẩn: những việc cố ý của thân, miệng và ý (ví dụ lời nói định nói mà chưa nói ra thì cũng đã thành khẩu hành rồi).

5. Thức uẩn: cái biết của 6 giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

Nếu mắt nhìn mà không có mặt của nhãn thức thì tuy nhìn mà không thấy gì cả. Tuy tai chăm chú nhưng không có nhĩ thức thì cũng không nghe gì cả v.v...

Sắc uẩn là phần vật chất, 4 uẩn còn lại là phần tâm lý.

Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.

Năm uẩn không tồn tại độc lập mà thường kết hợp với nhau. Ví dụ: thọ đi liền theo tưởng và tưởng đi liền theo thọ (nghe chê thì buồn, khi hết nghe rồi mà nhớ lại tiếng chê cũng buồn v.v…).

Năm uẩn thay đổi luôn, cái này kết hợp với cái kia, không theo thứ tự nào, hiện ra rồi biến đi tạo ra một biển cảm giác gồm những hiện tượng tâm-vật-lý sanh diệt không ngừng nghỉ. Do vậy cái TA chỉ là một tiến trình luôn biến đổi chứ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.

III. Bài học rút ra từ ngũ uẩn:

1. Tất cả chúng sanh đều là những hình thành kết hợp từ ngũ uẩn, mọi người đều giống nhau về vật chất (thân tứ đại) với sinh, già, bệnh, chết, và tinh thần (thọ tưởng, hành, thức) với ham vui sợ khổ, tham sống sợ chết. Vậy ta phải học để thực hành từ bi và hỷ xả; thương yêu chúng sanh như người thân của mình. Không làm cho người khác những gì mình không muốn người ta làm cho mình.

2. Con người với những ngũ uẩn rất vô thường. Có đó rồi mất đó (1 hơi thở ra không vào hay vào không ra là chết). Mặc dù vậy ta không chán nản hay than khóc cho số phận ngắn ngủi của con người, mà phải tinh tấn tu học, trau dồi lòng từ bi và trí tuệ, làm lợi mình lợi người để mỗi phút giây đều sống tỉnh thức và xứng đáng là đứa con ngoan của đức Thế Tôn.

3. Đức Phật dạy: Ngũ uẩn tụ, phiền não kết. Vậy, cố gắng tách rời 5 uẩn để được an lạc. Ví dụ: nghe chê thì buồn lúc đó thôi, đừng nhớ nghĩ để rồi cứ nhớ tới và mỗi lần nhớ là mỗi lần buồn lại.

4. Cố gắng giảm bớt sự kết tụ của 5 uẩn, ví dụ:

     a. Khi vui đừng hứa (để tránh những điều khó khăn sau này khi tỉnh táo lại).

     b. Khi giận đừng nói (để đừng biến mình thành mồi lửa sân hận).

5. Cố gắng tinh tấn ngồi thiền để theo dõi hơi thở, quán xét phản ứng của thân và tâm mình trước những cảm thọ và tập làm chậm lại những phản ứng ấy.

Xem thêm:

Năm uẩn

Phật pháp ứng dụng năm uẩn

I. Con người là gì?

Để trả lời câu hỏi này có rất nhiều cách, tùy theo cách nhìn của người trả lời:

1. Con người là do ngũ uẩn hợp lại

2. Con người là tập hợp của lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý)

3. Con người là tập hợp của tứ đại (đất, nước, gió, lửa)

4. Con người chính là do 12 nhân duyên.

5. Con người là tập hợp của các bộ máy: hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, thần kinh hệ
v.v…

6. Bài học của chúng ta hôm nay nhằm trả lời câu hỏi trên theo cách thứ nhất.

II. Ngũ uẩn là gì?

Ngũ= năm; uẩn= nhóm, kết hợp.

Ngũ uẩn là năm nhóm kết hợp với nhau tạo thành cái mà ta gọi là con người. Đó là: Sắc uẩn, Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn.

1. Sắc uẩn: đó chính là hình hài vật chất, là cơ thể (body). Sắc uẩn do 4 đại họp thành (đất= chất cứng như thịt, xương, răng, tóc v.v...; nước: chất lỏng như mồ hôi, nước mắt, nước bọt v.v...; gió: hơi thở vào, ra; lửa: hơi nóng, nhiệt độ của cơ thể).

2. Thọ uẩn: những cảm giác về thân và tâm, như đau, nhức, êm ái, ngứa, vui, buồn, v.v... Có 3 loại thọ uẩn: lạc thọ (cảm giác vui sướng); khổ thọ (cảm giác đau khổ); xả thọ (cảm giác không vui sướng, không khổ đau).

3. Tưởng uẩn: khả năng ghi nhận, nhớ lại những hình ảnh, âm thanh, mùi vị, cảm giác v.v... do thân và tâm đem lại. Ví dụ: nghe ---> nhớ ---> vui (giận, buồn).

4. Hành uẩn: những việc cố ý của thân, miệng và ý (ví dụ lời nói định nói mà chưa nói ra thì cũng đã thành khẩu hành rồi).

5. Thức uẩn: cái biết của 6 giác quan (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức).

Nếu mắt nhìn mà không có mặt của nhãn thức thì tuy nhìn mà không thấy gì cả. Tuy tai chăm chú nhưng không có nhĩ thức thì cũng không nghe gì cả v.v...

Sắc uẩn là phần vật chất, 4 uẩn còn lại là phần tâm lý.

Mỗi cá nhân là sự phối hợp của năm uẩn ấy.

Năm uẩn không tồn tại độc lập mà thường kết hợp với nhau. Ví dụ: thọ đi liền theo tưởng và tưởng đi liền theo thọ (nghe chê thì buồn, khi hết nghe rồi mà nhớ lại tiếng chê cũng buồn v.v…).

Năm uẩn thay đổi luôn, cái này kết hợp với cái kia, không theo thứ tự nào, hiện ra rồi biến đi tạo ra một biển cảm giác gồm những hiện tượng tâm-vật-lý sanh diệt không ngừng nghỉ. Do vậy cái TA chỉ là một tiến trình luôn biến đổi chứ không phải là một thực thể trường tồn bất biến.

III. Bài học rút ra từ ngũ uẩn:

1. Tất cả chúng sanh đều là những hình thành kết hợp từ ngũ uẩn, mọi người đều giống nhau về vật chất (thân tứ đại) với sinh, già, bệnh, chết, và tinh thần (thọ tưởng, hành, thức) với ham vui sợ khổ, tham sống sợ chết. Vậy ta phải học để thực hành từ bi và hỷ xả; thương yêu chúng sanh như người thân của mình. Không làm cho người khác những gì mình không muốn người ta làm cho mình.

2. Con người với những ngũ uẩn rất vô thường. Có đó rồi mất đó (1 hơi thở ra không vào hay vào không ra là chết). Mặc dù vậy ta không chán nản hay than khóc cho số phận ngắn ngủi của con người, mà phải tinh tấn tu học, trau dồi lòng từ bi và trí tuệ, làm lợi mình lợi người để mỗi phút giây đều sống tỉnh thức và xứng đáng là đứa con ngoan của đức Thế Tôn.

3. Đức Phật dạy: Ngũ uẩn tụ, phiền não kết. Vậy, cố gắng tách rời 5 uẩn để được an lạc. Ví dụ: nghe chê thì buồn lúc đó thôi, đừng nhớ nghĩ để rồi cứ nhớ tới và mỗi lần nhớ là mỗi lần buồn lại.

4. Cố gắng giảm bớt sự kết tụ của 5 uẩn, ví dụ:

     a. Khi vui đừng hứa (để tránh những điều khó khăn sau này khi tỉnh táo lại).

     b. Khi giận đừng nói (để đừng biến mình thành mồi lửa sân hận).

5. Cố gắng tinh tấn ngồi thiền để theo dõi hơi thở, quán xét phản ứng của thân và tâm mình trước những cảm thọ và tập làm chậm lại những phản ứng ấy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng lý luân hồi

I. Lời nói đầu:

Con người do ai sinh ra? Sanh ra rồi để làm gì và sẽ đi về đâu? Những câu hỏi này thường làm nhân loại băn khoăn, thắc mắc.

Rất nhiều tôn giáo và triết học chủ nghĩa từ trước đến nay cũng đã tìm tòi và trình bày nhiều giả thuyết khác nhau nhưng hiện tại vẫn chưa thỏa mãn được tính hiếu kỳ của nhân loại. Vấn đề nhân sinh quan vẫn còn đè nặng trong trí óc của con người. Đạo Phật dùng đạo lý Luân Hồi để trả lời những câu hỏi trên và chỉ rõ địa vị con người trong đạo Phật như thế nào.

II. Những hiểu lầm về nhân sanh:

Những hiểu lầm về nhân sanh quan bao gồm bốn thứ kiến chấp:

1. Chấp đoạn: Cho rằng con người chỉ có với hiện tại, chỉ thực sự có trong mấy mươi năm sống và khi chết là hết, những kiến thức hiểu biết không còn.

2. Chấp thường: Có người cho

rằng sau khi chết tuy thân thể tiêu tan nhưng vẫn có một linh hồn bất tử, linh hồn ấy sẽ được lên cõi thiên đàng và mãi mãi hưởng những an vui khoái lạc (nếu tạo nhân lành trong hiện tại), hay sẽ bị đọa vào cõi địa ngục chịu khổ mãi mãi (nếu tạo việc ác).

3. Chấp thân trước không can hệ đến thân sau: Có người cho rằng dầu thân này chết sanh ra thân sau, nhưng thân sau ấy không liên can gì với thân trước.

4. Chấp luân hồi theo luật tiến hóa: Có người cho rằng sự vật luân hồi theo luật tiến hóa.

III. Định Nghĩa Luân Hồi:

Luân : Bánh xe Hồi : Quay tròn

Luân Hồi là sự thăng trầm mãi mãi của chúng sanh trong sáu cõi phàm, lúc sanh ra làm người, làm trời, làm ngạ quỷ, v.v...

IV. Sự Luân Hồi của mọi vật:

Lý luân hồi là một định luật chung của tất cả sự vật.

1. Thực vật: Như cây cam, do hột cây cam gieo xuống đất, mọc thành cây cam, và sanh ra trái có hột, đem hột ấy trồng thành cây cam; mãi mãi như vậy không bao giờ dừng nghỉ.

2. Mưa: Nước biển do khí nóng mặt trời bốc hơi lên, hơi gặp khí lạnh đọng lại thành mây, rồi rơi xuống thành mưa, nước mưa chảy ra biển, và bốc hơi lên; cứ tuần hành như vậy không bao giờ mất.

3. Sức nóng: Sức nóng chứa trong cây, tìm chẳng gặp, trông chẳng thấy, nhưng lấy hai cây cọ xát vào nhau một hồi lâu lại có lửa bật cháy. Lửa ấy đốt cây tạo thành thán khí, các cây khác hút lấy thán khí để chứa lại sức nóng như trước; cứ tuần tự như vậy thì lửa trong cây không bao giờ mất.

V. Nguyên nhân của luân hồi:

Sự sanh tử luân hồi của con người do những nguyên nhân sau đây:

1. Sức mạnh của nghiệp: Con người sống ở trên đời luôn luôn tạo các nghiệp về thân, miệng, ý nghĩ.

Những nghiệp này tiếp nối nhau tạo thành những sức mạnh dắt dẵn con người sau khi chết rồi phải đầu thai để sống một kiếp khác. Sức mạnh của nghiệp đó càng ngày được tăng cường nối tiếp, nên con người luôn luôn phải sống trong sanh tử luân hồi. Có bốn loại nghiệp thường hay dẫn dắt con người đi đầu thai:

a. Tích lũy nghiệp: Nghiệp tạo ra trong nhiều đời trước.

b. Tập quán nghiệp: Nghiệp tạo ra trong đời hiện tại do những thói quen và tập quán.

c. Cực trọng nghiệp: Những nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn hai nghiệp trước.

d. Cận tử nghiệp: Nghiệp lực tạo ra khi gần
chết.

2. Lòng tham sống sợ chết và sự luyến ái của con người: Không ai không tham sống sợ chết, nên khi lâm chung cố hết sức bám víu vào sự sống, tìm hết cách để dành lại sự sống. Vả lại tư tưởng chưa được thoải mái về những dục vọng thế gian nên khi chết lại muốn tìm một xác thân khác để thỏa mãn những ước vọng tham dục của mình.

3. Do sự mê mờ chấp trước: Không thấy rõ bản thể thực sự của chính mình. Nhận cái giả dối làm cái thật, và cho cái thật là cái giả. Vì sự nhận định sai lầm cho nên mãi mê chạy theo những cái giả dối để rồi tự làm khổ chính bản thân mình.

VI. Hành tướng luân hồi:

Lối thọ sanh tùy theo hạnh nghiệp tác động khác nhau, tùy tâm sở thích, tùy nghiệp tạo tác mà thành những năng lực dẫn dắt con người đi đầu thai. Như huân tập những chủng tử thiện thì sẽ được dẫn dắt về những cõi sung sướng. Ngược lại nếu huân tập những chủng tử bất thiện thì sẽ bị sa đọa vào những cõi như địa ngục, ngạ quỷ, hoặc bàng sanh.

VII. Sự chứng nghiệm của Luân Hồi:

1. Chính trong từng niệm, con người có thể trải qua trạng thái của sáu loài: Nếu nghĩ điều lành thì tâm đang ở trong cảnh giới thiện, khi nghĩ điều ác thì cảnh địa ngục hiện khởi.

2. Cảnh giới của sáu loài có thể lường được qua những hành động hiện tại: Trên cõi đời này, những ngục hình, những phòng tra tấn, những trại giam có những hình phạt như tra tấn, đổ nước sôi, giựt điện, chiến tranh tàn phá, v.v... thì đó chính là cái lý của cảnh giới địa ngục.

3. Thần đồng: Như nhà học gia Pascal, mới lên tám mà đã thông thạo về kỷ hà học. Bạch Cư Dị mới lên năm mà đã biết làm thơ. Những sự kiện ấy không thể gọi là ngẫu nhiên được, mà đó là sự hiểu biết của nhiều kiếp trước cho nên khi sanh ra thì đã giỏi xuất chúng.

4. Các chuyện tiền thân: Các chuyện tiền thân do Đức Phật hay các vị Bồ Tát thuật lại, một vài câu chuyện của một vài người nhớ lại kiếp trước. Điều đó cho chúng ta hiểu rằng con người đã từng sống qua nhiều trạng thái khác nhau trong lục đạo. Như ở Ấn Độ có người con gái mới lên tám mà đã biết được chồng con, gia-quyến, xứ sở của cô đời trước. 

5. Sự thông cảm giữa người và người: Có người vừa gặp lại sanh lòng yêu thương, có người vừa gặp lại sanh lòng ghét bỏ. Những hiện tượng này cho chúng ta thấy ở trong quá khứ đã từng thương ghét nhau cho nên ở đời này vừa gặp nhau liền có những thiện ác cảm mãnh liệt như vậy.

VIII. Kết luận:

Qua đạo lý luân hồi, Đức Phật dạy rằng: 

1. Nguyên nhân chính của sự đau khổ là mê mờ. Chính vì mê mờ cho nên tạo ra các nghiệp nhân để phải chịu sanh tử luân hồi.

2. Con người luân chuyển trong sáu nẻo, tùy nghiệp nhân mà thọ quả báo. Giá trị cao thấp của con người dựa vào tâm niệm hiện tại mà biết được.

3. Chính vì con người luân hồi trong lục đạo cho nên chúng sanh có thể đều là bà con họ hàng với nhau.

4. Đạo Phật nói đến Luân Hồi là giúp con người giải thoát ra ngoài sự sanh tử luân hồi.

Xem thêm:

Lý luân hồi

Phật pháp ứng dụng lý luân hồi

I. Lời nói đầu:

Con người do ai sinh ra? Sanh ra rồi để làm gì và sẽ đi về đâu? Những câu hỏi này thường làm nhân loại băn khoăn, thắc mắc.

Rất nhiều tôn giáo và triết học chủ nghĩa từ trước đến nay cũng đã tìm tòi và trình bày nhiều giả thuyết khác nhau nhưng hiện tại vẫn chưa thỏa mãn được tính hiếu kỳ của nhân loại. Vấn đề nhân sinh quan vẫn còn đè nặng trong trí óc của con người. Đạo Phật dùng đạo lý Luân Hồi để trả lời những câu hỏi trên và chỉ rõ địa vị con người trong đạo Phật như thế nào.

II. Những hiểu lầm về nhân sanh:

Những hiểu lầm về nhân sanh quan bao gồm bốn thứ kiến chấp:

1. Chấp đoạn: Cho rằng con người chỉ có với hiện tại, chỉ thực sự có trong mấy mươi năm sống và khi chết là hết, những kiến thức hiểu biết không còn.

2. Chấp thường: Có người cho

rằng sau khi chết tuy thân thể tiêu tan nhưng vẫn có một linh hồn bất tử, linh hồn ấy sẽ được lên cõi thiên đàng và mãi mãi hưởng những an vui khoái lạc (nếu tạo nhân lành trong hiện tại), hay sẽ bị đọa vào cõi địa ngục chịu khổ mãi mãi (nếu tạo việc ác).

3. Chấp thân trước không can hệ đến thân sau: Có người cho rằng dầu thân này chết sanh ra thân sau, nhưng thân sau ấy không liên can gì với thân trước.

4. Chấp luân hồi theo luật tiến hóa: Có người cho rằng sự vật luân hồi theo luật tiến hóa.

III. Định Nghĩa Luân Hồi:

Luân : Bánh xe Hồi : Quay tròn

Luân Hồi là sự thăng trầm mãi mãi của chúng sanh trong sáu cõi phàm, lúc sanh ra làm người, làm trời, làm ngạ quỷ, v.v...

IV. Sự Luân Hồi của mọi vật:

Lý luân hồi là một định luật chung của tất cả sự vật.

1. Thực vật: Như cây cam, do hột cây cam gieo xuống đất, mọc thành cây cam, và sanh ra trái có hột, đem hột ấy trồng thành cây cam; mãi mãi như vậy không bao giờ dừng nghỉ.

2. Mưa: Nước biển do khí nóng mặt trời bốc hơi lên, hơi gặp khí lạnh đọng lại thành mây, rồi rơi xuống thành mưa, nước mưa chảy ra biển, và bốc hơi lên; cứ tuần hành như vậy không bao giờ mất.

3. Sức nóng: Sức nóng chứa trong cây, tìm chẳng gặp, trông chẳng thấy, nhưng lấy hai cây cọ xát vào nhau một hồi lâu lại có lửa bật cháy. Lửa ấy đốt cây tạo thành thán khí, các cây khác hút lấy thán khí để chứa lại sức nóng như trước; cứ tuần tự như vậy thì lửa trong cây không bao giờ mất.

V. Nguyên nhân của luân hồi:

Sự sanh tử luân hồi của con người do những nguyên nhân sau đây:

1. Sức mạnh của nghiệp: Con người sống ở trên đời luôn luôn tạo các nghiệp về thân, miệng, ý nghĩ.

Những nghiệp này tiếp nối nhau tạo thành những sức mạnh dắt dẵn con người sau khi chết rồi phải đầu thai để sống một kiếp khác. Sức mạnh của nghiệp đó càng ngày được tăng cường nối tiếp, nên con người luôn luôn phải sống trong sanh tử luân hồi. Có bốn loại nghiệp thường hay dẫn dắt con người đi đầu thai:

a. Tích lũy nghiệp: Nghiệp tạo ra trong nhiều đời trước.

b. Tập quán nghiệp: Nghiệp tạo ra trong đời hiện tại do những thói quen và tập quán.

c. Cực trọng nghiệp: Những nghiệp quan trọng có năng lực tác động mãnh liệt hơn hai nghiệp trước.

d. Cận tử nghiệp: Nghiệp lực tạo ra khi gần
chết.

2. Lòng tham sống sợ chết và sự luyến ái của con người: Không ai không tham sống sợ chết, nên khi lâm chung cố hết sức bám víu vào sự sống, tìm hết cách để dành lại sự sống. Vả lại tư tưởng chưa được thoải mái về những dục vọng thế gian nên khi chết lại muốn tìm một xác thân khác để thỏa mãn những ước vọng tham dục của mình.

3. Do sự mê mờ chấp trước: Không thấy rõ bản thể thực sự của chính mình. Nhận cái giả dối làm cái thật, và cho cái thật là cái giả. Vì sự nhận định sai lầm cho nên mãi mê chạy theo những cái giả dối để rồi tự làm khổ chính bản thân mình.

VI. Hành tướng luân hồi:

Lối thọ sanh tùy theo hạnh nghiệp tác động khác nhau, tùy tâm sở thích, tùy nghiệp tạo tác mà thành những năng lực dẫn dắt con người đi đầu thai. Như huân tập những chủng tử thiện thì sẽ được dẫn dắt về những cõi sung sướng. Ngược lại nếu huân tập những chủng tử bất thiện thì sẽ bị sa đọa vào những cõi như địa ngục, ngạ quỷ, hoặc bàng sanh.

VII. Sự chứng nghiệm của Luân Hồi:

1. Chính trong từng niệm, con người có thể trải qua trạng thái của sáu loài: Nếu nghĩ điều lành thì tâm đang ở trong cảnh giới thiện, khi nghĩ điều ác thì cảnh địa ngục hiện khởi.

2. Cảnh giới của sáu loài có thể lường được qua những hành động hiện tại: Trên cõi đời này, những ngục hình, những phòng tra tấn, những trại giam có những hình phạt như tra tấn, đổ nước sôi, giựt điện, chiến tranh tàn phá, v.v... thì đó chính là cái lý của cảnh giới địa ngục.

3. Thần đồng: Như nhà học gia Pascal, mới lên tám mà đã thông thạo về kỷ hà học. Bạch Cư Dị mới lên năm mà đã biết làm thơ. Những sự kiện ấy không thể gọi là ngẫu nhiên được, mà đó là sự hiểu biết của nhiều kiếp trước cho nên khi sanh ra thì đã giỏi xuất chúng.

4. Các chuyện tiền thân: Các chuyện tiền thân do Đức Phật hay các vị Bồ Tát thuật lại, một vài câu chuyện của một vài người nhớ lại kiếp trước. Điều đó cho chúng ta hiểu rằng con người đã từng sống qua nhiều trạng thái khác nhau trong lục đạo. Như ở Ấn Độ có người con gái mới lên tám mà đã biết được chồng con, gia-quyến, xứ sở của cô đời trước. 

5. Sự thông cảm giữa người và người: Có người vừa gặp lại sanh lòng yêu thương, có người vừa gặp lại sanh lòng ghét bỏ. Những hiện tượng này cho chúng ta thấy ở trong quá khứ đã từng thương ghét nhau cho nên ở đời này vừa gặp nhau liền có những thiện ác cảm mãnh liệt như vậy.

VIII. Kết luận:

Qua đạo lý luân hồi, Đức Phật dạy rằng: 

1. Nguyên nhân chính của sự đau khổ là mê mờ. Chính vì mê mờ cho nên tạo ra các nghiệp nhân để phải chịu sanh tử luân hồi.

2. Con người luân chuyển trong sáu nẻo, tùy nghiệp nhân mà thọ quả báo. Giá trị cao thấp của con người dựa vào tâm niệm hiện tại mà biết được.

3. Chính vì con người luân hồi trong lục đạo cho nên chúng sanh có thể đều là bà con họ hàng với nhau.

4. Đạo Phật nói đến Luân Hồi là giúp con người giải thoát ra ngoài sự sanh tử luân hồi.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng rằm tháng tư phật ra đời

Quả nhiên lời đoán chẳng sai
Thế rồi hoàng hậu mang thai một ngày 
Thật vui thay! Thật mừng thay!
Hương lành theo gió dâng đầy thoảng xa, 

Theo phong tục Ấn Độ xưa
Đàn bà sinh nở thường đưa trở về 
Khai hoa nở nhụy chốn quê
Nhà cha mẹ ruột thêm bề bình yên, 

Biết ngày sinh tới gần bên
Cho nên hoàng hậu vội lên đường về 
Đi cùng một số bạn bè
Thêm người hầu hạ cận kề trước sau, 

Hoàng cung đưa tiễn hồi lâu
Đoàn về quê ngoại cùng nhau lên đường. 
Khi gần về đến quê hương
Cả đoàn được lệnh bên vườn ghé qua 

Lâm Tỳ Ni tỏa hương ra
Đón người nở nhụy khai hoa chốn này 
Trong vườn phong cảnh đẹp thay
Cây vươn nhánh xuống dang tay đỡ người 

Bà vin cành biếc mỉm cười
Hoa vô ưu nở cánh tươi đón chào 
Bà sinh thái tử lành sao
Dễ thương, kháu khỉnh, hồng hào, tinh anh. 

Địa cầu như rạng bình minh
Tràn niềm hạnh phúc, đầy tình vui tươi 
Điềm lành xuất hiện khắp nơi
Cầu vồng phô sắc, đất trời tỏa hương 

Rằm tháng Tư đẹp lạ thường
Một ngày trọng đại mở đường tương lai. 
Trong vương quốc khắp nơi nơi
Hân hoan đón nhận tin vui vô cùng 

Cả đoàn trở lại hoàng cung
Muôn chim đua hót bên đường tiễn chân 
Nhà vua cùng các quần thần
Chào mừng đón tiếp phái đoàn hồi cung 

Khắp nơi lễ hội vui chung
Chập chùng cờ phướn, tưng bừng múa ca. 
Bấy giờ khắp nước gần xa
Ngát hương an lạc, thắm hoa thanh bình 

Cho nên thái tử sơ sinh
Được vua, hoàng hậu, triều đình đặt tên 
"Tất Đạt Đa" nghĩa bình yên
"Người mang toại nguyện," "người đem tốt lành."

Xem thêm:

Rằm tháng tư Phật ra đời

Phật pháp ứng dụng rằm tháng tư phật ra đời

Quả nhiên lời đoán chẳng sai
Thế rồi hoàng hậu mang thai một ngày 
Thật vui thay! Thật mừng thay!
Hương lành theo gió dâng đầy thoảng xa, 

Theo phong tục Ấn Độ xưa
Đàn bà sinh nở thường đưa trở về 
Khai hoa nở nhụy chốn quê
Nhà cha mẹ ruột thêm bề bình yên, 

Biết ngày sinh tới gần bên
Cho nên hoàng hậu vội lên đường về 
Đi cùng một số bạn bè
Thêm người hầu hạ cận kề trước sau, 

Hoàng cung đưa tiễn hồi lâu
Đoàn về quê ngoại cùng nhau lên đường. 
Khi gần về đến quê hương
Cả đoàn được lệnh bên vườn ghé qua 

Lâm Tỳ Ni tỏa hương ra
Đón người nở nhụy khai hoa chốn này 
Trong vườn phong cảnh đẹp thay
Cây vươn nhánh xuống dang tay đỡ người 

Bà vin cành biếc mỉm cười
Hoa vô ưu nở cánh tươi đón chào 
Bà sinh thái tử lành sao
Dễ thương, kháu khỉnh, hồng hào, tinh anh. 

Địa cầu như rạng bình minh
Tràn niềm hạnh phúc, đầy tình vui tươi 
Điềm lành xuất hiện khắp nơi
Cầu vồng phô sắc, đất trời tỏa hương 

Rằm tháng Tư đẹp lạ thường
Một ngày trọng đại mở đường tương lai. 
Trong vương quốc khắp nơi nơi
Hân hoan đón nhận tin vui vô cùng 

Cả đoàn trở lại hoàng cung
Muôn chim đua hót bên đường tiễn chân 
Nhà vua cùng các quần thần
Chào mừng đón tiếp phái đoàn hồi cung 

Khắp nơi lễ hội vui chung
Chập chùng cờ phướn, tưng bừng múa ca. 
Bấy giờ khắp nước gần xa
Ngát hương an lạc, thắm hoa thanh bình 

Cho nên thái tử sơ sinh
Được vua, hoàng hậu, triều đình đặt tên 
"Tất Đạt Đa" nghĩa bình yên
"Người mang toại nguyện," "người đem tốt lành."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng ngắn ngủi

Xuân lại về muôn lối
Trăm hoa nở bên đời
Một thoáng vui trôi mau
Lặng nhặt cánh hoa sầu

Hạ đến hoa phượng nở
Quyến rũ đẹp ngẩn ngơ
Bỗng thoáng cơn gió đùa
Phượng sầu trỗi ước mơ

Thấm thoát thu qua mau 
Để lại một nỗi sầu
Tĩnh lặng em nhìn sâu 
Từng lá thu úa màu

Đêm đông lay chợt tỉnh 
Bao năm giấc chiêm bao 
Buồn vui vô sở chấp 
Hoát nhiên vỡ mộng cười

Yên bình giữa khoảng không 
Nhận diện chốn phiêu bồng 
Đời vô thường cõi tạm
Có gì em vấn vương.

Xem thêm:

Ngắn ngủi

Phật pháp ứng dụng ngắn ngủi

Xuân lại về muôn lối
Trăm hoa nở bên đời
Một thoáng vui trôi mau
Lặng nhặt cánh hoa sầu

Hạ đến hoa phượng nở
Quyến rũ đẹp ngẩn ngơ
Bỗng thoáng cơn gió đùa
Phượng sầu trỗi ước mơ

Thấm thoát thu qua mau 
Để lại một nỗi sầu
Tĩnh lặng em nhìn sâu 
Từng lá thu úa màu

Đêm đông lay chợt tỉnh 
Bao năm giấc chiêm bao 
Buồn vui vô sở chấp 
Hoát nhiên vỡ mộng cười

Yên bình giữa khoảng không 
Nhận diện chốn phiêu bồng 
Đời vô thường cõi tạm
Có gì em vấn vương.

Xem thêm:
Đọc thêm..


Phật pháp ứng dụng tháng tư mừng phật đản sanh

Ngài đến thế gian này trong một sớm mai 
Bất động như như khứ lai
Mang ánh sáng xoá tan màn đêm tăm tối 
Bọn chúng con từ lâu lạc lối

Triền miên trong ngũ dục bốn bề 
Và bao nhiêu dụ hoặc đam mê 
Ngài chỉ ra Tứ Diệu Đế
Chân lý thực tế cuộc đời này

Con đường tám nhánh chân chánh 
Y theo sẽ đạt quả thánh nhân 
Ngài xả rồi tất cả những phù vân
Bậc giác ngộ giữa hồng trần dâu bể 

Thương chúng con mê mờ trong khổ hải 
Cửa từ bi phương tiện mở năm thừa 
Nhưng chung qui chỉ một đường giải thoát 
Ngài hiện thân ở thế gian làm thái tử

Bốn mươi chín năm là bậc đạo sư 
Suốt một đời dạy giáo pháp chơn như 
Thức tỉnh trời, người trong ba cõi
Ngày lễ đản sanh chúng con hằng mong mỏi 

Dâng hương hoa thành kính tạ Phật ân 
Nguyện vâng theo lời dạy đấng cha lành 
Trời vẫn xanh như mấy ngàn năm thuở trước 
Lúc mẹ ngài vịn nhánh Vô Ưu

Bảy bước chân chấn động ba ngàn thế giới 
Lòng trời, người phấn khởi hỷ hoan ca 
Rằm tháng tư về lại giữa sơn hà
Mừng khánh đản bậc cha của muôn loài

Xem thêm:

Tháng tư mừng Phật Đản sanh



Phật pháp ứng dụng tháng tư mừng phật đản sanh

Ngài đến thế gian này trong một sớm mai 
Bất động như như khứ lai
Mang ánh sáng xoá tan màn đêm tăm tối 
Bọn chúng con từ lâu lạc lối

Triền miên trong ngũ dục bốn bề 
Và bao nhiêu dụ hoặc đam mê 
Ngài chỉ ra Tứ Diệu Đế
Chân lý thực tế cuộc đời này

Con đường tám nhánh chân chánh 
Y theo sẽ đạt quả thánh nhân 
Ngài xả rồi tất cả những phù vân
Bậc giác ngộ giữa hồng trần dâu bể 

Thương chúng con mê mờ trong khổ hải 
Cửa từ bi phương tiện mở năm thừa 
Nhưng chung qui chỉ một đường giải thoát 
Ngài hiện thân ở thế gian làm thái tử

Bốn mươi chín năm là bậc đạo sư 
Suốt một đời dạy giáo pháp chơn như 
Thức tỉnh trời, người trong ba cõi
Ngày lễ đản sanh chúng con hằng mong mỏi 

Dâng hương hoa thành kính tạ Phật ân 
Nguyện vâng theo lời dạy đấng cha lành 
Trời vẫn xanh như mấy ngàn năm thuở trước 
Lúc mẹ ngài vịn nhánh Vô Ưu

Bảy bước chân chấn động ba ngàn thế giới 
Lòng trời, người phấn khởi hỷ hoan ca 
Rằm tháng tư về lại giữa sơn hà
Mừng khánh đản bậc cha của muôn loài

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng đêm và hoa quỳnh


Quỳnh hoa âm thầm nở
Bóng đêm hờ hững rơi
Giọt sương hay giọt lệ
Lặng lẽ trên môi cười

Hương đêm xanh lá cỏ
Chuông điểm thời công phu
Chú tiểu lơi tiếng mõ
Hoa lẻn vào kinh thư

Bát Nhã Ba La Mật
Thơm ngát quỳnh hương ơi! 
Đời vô thường, không thật 
Đêm tàn, trăng khuyết rồi.

Chú tiểu ngân nga tụng: 
“Huyễn mộng bào ảnh thôi” 
Vườn trăng, hoa quỳnh nở 
Vườn trăng, hoa quỳnh rơi

Chú tiểu còn tĩnh tọa
Trăng đã vỡ làm đôi
Chú tiểu vừa nhập định
Trăng đã thành mặt trời.

Xem thêm:

Đêm và hoa quỳnh

Phật pháp ứng dụng đêm và hoa quỳnh


Quỳnh hoa âm thầm nở
Bóng đêm hờ hững rơi
Giọt sương hay giọt lệ
Lặng lẽ trên môi cười

Hương đêm xanh lá cỏ
Chuông điểm thời công phu
Chú tiểu lơi tiếng mõ
Hoa lẻn vào kinh thư

Bát Nhã Ba La Mật
Thơm ngát quỳnh hương ơi! 
Đời vô thường, không thật 
Đêm tàn, trăng khuyết rồi.

Chú tiểu ngân nga tụng: 
“Huyễn mộng bào ảnh thôi” 
Vườn trăng, hoa quỳnh nở 
Vườn trăng, hoa quỳnh rơi

Chú tiểu còn tĩnh tọa
Trăng đã vỡ làm đôi
Chú tiểu vừa nhập định
Trăng đã thành mặt trời.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng niềm đau nhược thảo


Gót hồng nhẹ bước về ngôi,
Vẫy tay hoằng pháp, ngậm ngùi Nhân sinh...
Trăng soi Báo Quốc lung linh,
Dấu rêu còn phủ sân Thiền bóng xưa. 
Trầm khơi Hải Đức hương chùa,

Nao nao biển pháp nhớ mùa huyền ngôn. 
Quảng Hương sương nắng gieo hồn, 
Sương bay cổ lục, nắng vờn thiên thu. 
Cỏ cây thao thức dáng Từ,
Mưa đau Nhược Thảo, sa mù Nhã Hoa! 
Giá hương rèm lụa phất qua,

Đăm nhìn chiếc võng, khay trà... mà thương! 
Nhìn sâu lối sỏi Vườn Hương,
Hài rơm, gậy trúc in đường Thầy đi. 
Chim nghiêng mái Tịnh ca Bi,

Nhớ “Hoàng Hoa...” giọng ngâm thi buổi trà. 
Ôn như Mặt Nhật chiếu xa
Môn sinh Phật tử lệ nhòa Hướng Dương...
Ân Thầy đầy ắp Nguồn Thương,
Pháp ngôn, ái ngữ đẹp dường gấm châu. 
Hàng hàng giọt lệ kết châu,

Tâm nguyền trải thảm nghinh hầu Giác linh. 
Trùng trùng quang chiếu non linh
Tâm Như nhập thánh đăng trình Giá Na. 
Trầm phong kín Đọng Kim Tòa,
Non ngàn năm hạc, mây sa chập chùng...

Xem thêm:

Niềm đau nhược thảo

Phật pháp ứng dụng niềm đau nhược thảo


Gót hồng nhẹ bước về ngôi,
Vẫy tay hoằng pháp, ngậm ngùi Nhân sinh...
Trăng soi Báo Quốc lung linh,
Dấu rêu còn phủ sân Thiền bóng xưa. 
Trầm khơi Hải Đức hương chùa,

Nao nao biển pháp nhớ mùa huyền ngôn. 
Quảng Hương sương nắng gieo hồn, 
Sương bay cổ lục, nắng vờn thiên thu. 
Cỏ cây thao thức dáng Từ,
Mưa đau Nhược Thảo, sa mù Nhã Hoa! 
Giá hương rèm lụa phất qua,

Đăm nhìn chiếc võng, khay trà... mà thương! 
Nhìn sâu lối sỏi Vườn Hương,
Hài rơm, gậy trúc in đường Thầy đi. 
Chim nghiêng mái Tịnh ca Bi,

Nhớ “Hoàng Hoa...” giọng ngâm thi buổi trà. 
Ôn như Mặt Nhật chiếu xa
Môn sinh Phật tử lệ nhòa Hướng Dương...
Ân Thầy đầy ắp Nguồn Thương,
Pháp ngôn, ái ngữ đẹp dường gấm châu. 
Hàng hàng giọt lệ kết châu,

Tâm nguyền trải thảm nghinh hầu Giác linh. 
Trùng trùng quang chiếu non linh
Tâm Như nhập thánh đăng trình Giá Na. 
Trầm phong kín Đọng Kim Tòa,
Non ngàn năm hạc, mây sa chập chùng...

Xem thêm:
Đọc thêm..